Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
An toàn giao thông

Trong năm 2009, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả ba mặt so với cùng kỳ năm 2008.

Tuy nhiên,  TNGT vẫn rất nghiêm trọng, có nguy cơ tăng, tình trạng vi phạm của người tham gia giao thông vẫn mang tính phổ biến. Nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn và thực hiện các giải pháp đồng bộ hơn.

Thách thức từ tai nạn và ùn tắc giao thông

 Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), năm 2009 xảy ra 10.805 vụ TNGT đường bộ, làm chết 10.168 người, bị thương 6.989 người, thiệt hại khoảng 16,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn xảy ra  39.039 vụ va chạm giao thông và vẫn còn 22 địa phương gia tăng TNGT, trong đó chín địa phương tăng cả ba mặt, 13 địa phương tăng số người chết. Hơn nữa, TNGT đường bộ đặc biệt nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, xảy ra 135 vụ (trong đó có 29 vụ do ô-tô chở khách gây ra), làm chết 416 người, bị thương 445 người; tăng 17 vụ (14,4%), 62 người chết (17,5%) so với 11 tháng năm 2008. Xe khách gây tai nạn hầu hết là xe tư nhân, chủ xe đầu tư thấp, chỉ chú trọng mức khoán cho lái xe mà không giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, do đó lái xe chỉ chạy theo lợi nhuận, bất chấp tính mạng hành khách, gây hậu quả nặng nề cho xã hội. Vi phạm phổ biến vẫn là chạy quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, chở quá số người quy định, chạy lấn làn đường, chở quá tải, tranh giành khách. Tối 13-3, trên tuyến đường thuộc khu vực Nhà máy thủy điện Ðại Ninh, xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận), xe ô-tô BKS 86H-2329 chở 26 khách du lịch đi từ Lâm Ðồng sang Bình Thuận, do đường cua dốc, lái xe không làm chủ tốc độ, lao xuống vực sâu 100m làm 10 người chết tại chỗ và 16 người bị thương. Ngày 2-10, trên quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Vân Thủy, Chi Lăng (Lạng Sơn), xe khách BKS 30L-5882 do Vũ Thế Vinh điều khiển hướng Hà Nội - Lạng Sơn, phóng nhanh, chạy lấn đường đâm vào xe công-ten-nơ BKS 34L-0098 do Phạm Quang Cường điều khiển đi ngược chiều, làm 16 người chết và bị thương. TNGT đường sắt xảy ra 319 vụ, làm chết 178 người, bị thương 259 người; tăng so với cùng kỳ năm 2008. Báo động là tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông cố tình vượt qua đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ gây TNGT nghiêm trọng. Ðiển hình là vụ TNGT thảm khốc tại khu Chợ Tía - Phú Xuyên (Hà Nội) ngày 22-11, làm 10 người chết, 10 người bị thương nặng. Nhìn chung, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông tuy được cải thiện nhưng vẫn còn kém, 85,5% số vụ tai nạn do lỗi của người tham gia giao thông. Hiện tượng đua xe trái phép, tụ tập điều khiển xe mô-tô dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng tại một số tuyến đường ở các thành phố lớn vẫn còn xảy ra.

Năm qua, xảy ra 93 vụ chống lại CSGT đang thi hành nhiệm vụ, làm bị thương 32 đồng chí, trong đó 26 vụ lái xe đâm thẳng xe vào lực lượng cảnh sát khi Cảnh sát ra hiệu dừng xe. Có chiến sĩ phải nhảy lên nắp ca-pô xe ô-tô, đu bám trên đầu xe hàng chục km khi lái xe cố tình điểu khiển xe chạy vòng vèo nhằm hất cảnh sát xuống đường. Một Thanh tra viên Ðội TTGT huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã chết sau khi bị xe tải vi phạm TTATGT đâm thẳng vào người. Cấp ủy, chính quyền địa phương nhiều nơi chưa quan tâm thường xuyên đến công tác bảo đảm TTATGT, điều hành thiếu quyết liệt, biện pháp chưa đủ mạnh nhằm làm giảm TNGT. Nhiều trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe mới quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiếu chú trọng đến chất lượng đào tạo lái xe về luật, lương tâm, trách nhiệm, nhất là kỹ năng xử lý tình huống. Cả nước hiện có hơn 8.000 cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, biên chế CSGT cấp huyện ít, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn bị bỏ trống, trong khi công an xã và các lực lượng cảnh sát khác tham gia bảo đảm TTATGT còn hạn chế. Ùn tắc giao thông trầm trọng hơn do kết cấu hạ tầng giao thông tuy được nâng cấp, cải tạo nhưng chưa đáp ứng nhu cầu gia tăng và khả năng lưu thông của phương tiện. Mặt khác, một số tuyến đường được nâng cấp, mở rộng nên tốc độ phương tiện được cải thiện nhưng nhiều tuyến chỉ có hai làn xe, tham gia giao thông hỗn hợp. Phát triển phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có biện pháp hữu hiệu hạn chế phương tiện cá nhân. Những giải pháp chống ùn tắc đã và đang áp dụng ở các đô thị lớn cả nước nhìn chung mang tính chất ứng phó, khả năng kiềm chế tiến tới triệt tiêu nạn ùn tắc chưa thật sự có hướng đi hiệu quả.

 Hiệu quả  của các giải pháp

 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 32/CP của Chính phủ, các lực lượng chức năng đã triển khai các giải pháp thiết thực kiềm chế, làm giảm TNGT và ùn tắc giao thông, tập trung vào các đợt cao điểm như dịp Tết Nguyên đán, hè, tháng ATGT. Một biện pháp "rắn" nhằm kiềm chế TNGT gia tăng là tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ. Lực lượng CSGT tăng cường tối đa lực lượng, phương tiện, sử dụng triệt để các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, áp dụng phương thức kiểm soát công khai kết hợp hóa trong xử lý vi phạm. Năm qua, gần năm triệu trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý. Kho bạc Nhà nước thu 1.178 tỷ đồng (so với 11 tháng năm 2008 tiền phạt tăng 98 tỷ đồng), tước giấy phép lái xe 159.039 trường hợp, tạm giữ 18.776 xe ô-tô, 630.130 xe mô-tô, xe máy. Trong đó, xử lý 133.489 xe ô-tô khách vi phạm, 526.510 trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi đi mô-tô, xe máy. Cục CSGT phối hợp công ty TNHH - tập đoàn Hải Châu triển khai hệ thống giám sát giao thông bằng hình ảnh trên tuyến Pháp Vân - Ninh Bình, lập biên bản hơn 8.000 xe ô-tô vi phạm, tước 145 GPLX, làm chuyển biến hẳn ý thức lái xe khi đi qua tuyến đường này. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng CSGT dừng xe tuần tra tại một điểm để kiểm tra phương tiện nên hiệu quả phát hiện vi phạm thấp, nhiều địa phương xử lý vi phạm giảm so với năm trước. Ngoài ra, lực lượng CSGT đã triển khai tích cực các biện pháp giải quyết ùn tắc trong nội thị; qua khảo sát 71 tuyến quốc lộ trên toàn quốc, phát hiện và kiến nghị xử lý 1.258 vấn đề bất hợp lý về tổ chức giao thông, qua đó góp phần hạn chế ùn tắc và TNGT.

 Công tác tuyên truyền được triển khai tích cực, bằng nhiều hình thức như vận động ký cam kết chấp hành TTATGT; tổ chức thi tìm hiểu về ATGT; Luật Giao thông đường bộ sửa đổi. Chẳng hạn cuộc thi Nông dân với ATGT, Thanh thiếu niên đô thị với ATGT, Lái xe với ATGT- đạo đức nghề nghiệp của lái xe...; hãy nói không với rượu bia khi tham gia giao thông; chấp hành quy định về tốc độ là bảo đảm ATGT cho chính mình, an toàn cho người đi mô-tô, xe máy; Thường xuyên tuyên truyền về ATGT trên các báo, đài. Việc xây dựng và phát sóng kênh VOV giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội bước đầu góp phần tích cực chống ùn tắc giao thông, website CSGT thu hút hơn 66.000 lượt người truy cập. Nhiều địa phương duy trì tốt các mô hình hoạt động tự quản về ATGT, tạo khí thế tích cực cho phong trào quần chúng tích cực tham gia bảo đảm TTATGT.

  Một điểm nhấn trong công tác tuyên truyền là Tháng ATGT với chủ đề Tháng Văn hóa giao thông (VHGT) nhằm tạo thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm TTATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông. Tiêu chí VHGT là hiểu biết đầy đủ, hiểu đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về TTATGT; khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ người khác; ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt. Các ngành, các cấp và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, ra quân hưởng ứng Tháng ATGT. Với nỗ lực đó, TNGT đường bộ chuyển biến tích cực, giảm trên cả ba tiêu chí so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, TNGT nghiêm trọng và ùn tắc vẫn xảy ra trong Tháng ATGT, VHGT chưa hình thành rõ nét, chưa có bước chuyển mạnh, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT vẫn chưa thật sự đi vào chiều sâu, đôi lúc còn hình thức, thời vụ nên hiệu quả chưa cao.

 Từ ngày 1-7-2009, Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, quy định các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn về người lái xe khách, xe tải hạng nặng và các giấy tờ phải mang theo khi lưu hành; kiểm soát chặt chẽ hơn đối với người sử dụng bia, rượu tham gia giao thông. Tuy nhiên, những văn bản dưới Luật ban hành quá chậm sau thời điểm luật có hiệu lực, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xử lý vi phạm TTATGT. Hậu quả tai nạn do rượu, bia mang lại rất nghiêm trọng (điển hình là vụ TNGT xảy ra ngày 20-9, lái xe ô-tô BKS 21H-1946 uống rượu, không làm chủ được tay lái, lấn trái đường và đâm thẳng vào xe ô-tô BKS 21H-2012, làm tám người chết và 17 người bị thương nặng) nhưng việc thực thi quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ thời gian qua chưa tốt. Nhiều nơi, uống rượu bia đã trở thành thói quen, tập quán sinh hoạt hằng ngày của người dân, công tác cưỡng chế gặp nhiều khó khăn, số người bị kiểm tra phát hiện vi phạm về nồng độ cồn chưa nhiều, do lực lượng tuần tra kiểm soát mỏng, trang thiết bị kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở còn thiếu, độ ổn định chưa cao, chủ phương tiện gây tai nạn trốn khỏi hiện trường hoặc từ chối kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Quy định lái xe không được quá bốn giờ liên tục, quá 10 giờ làm việc mỗi ngày cũng chỉ dừng lại trên văn bản, chưa có thiết bị và biện pháp giám sát hiệu quả. Hiện tượng chở trẻ em hơn sáu tuổi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn phổ biến. Cùng với tổ chức tập huấn triển khai Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho CBCS bảo đảm thực hiện đúng khi thi hành nhiệm vụ. Bộ Công an đầu tư trung tâm thông tin chỉ huy CSGT và xây dựng 22 trạm CSGT, tăng cường biên chế CSGT và phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ hiện đại hóa công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT, đẩy mạnh kiểm tra, chấn chỉnh phòng ngừa, sai phạm, tiêu cực. Ðến nay, có 37 trên tổng số 63 địa phương phân cấp triệt để công tác đăng ký mô-tô, xe máy cho công an cấp huyện, duy trì việc đăng ký xe ngày thứ bảy, rút ngắn thời gian trả đăng ký xe theo quy định nhằm giảm thời gian đi lại, chờ đợi của nhân dân. Toàn quốc đăng ký mới 185.901 ô-tô, 2.566.452 mô-tô (tăng 11,9% ô-tô và 8,6% mô-tô so với năm 2008).

  Dự báo trong năm 2010, tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp và TNGT vẫn có nguy cơ gia tăng. Ðể thực hiện hiệu quả Nghị quyết 32/CP của Chính phủ, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế TNGT, giảm ùn tắc giao thông, các ngành, các cấp cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về TTATGT; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT, nhất là các tiêu chí "văn hóa giao thông" để người tham gia giao thông hiểu và thực hiện. Lực lượng CSGT tổ chức các đợt cao điểm tuần tra kiểm soát trong thời điểm mật độ người tham gia giao thông cao, xử lý vi phạm theo các chuyên đề, các quy định mới của Luật Giao thông đường bộ sửa đổi; xử lý triệt để vi phạm ô-tô chở khách; nhất là các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT. Thực hiện tốt việc lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt; từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội và các tuyến quốc lộ trọng điểm, nhân rộng các phương án tổ chức giao thông hợp lý, hiệu quả; đôn đốc, kiểm tra công tác bảo đảm TTATGT tại các địa phương có TNGT tăng cao,  TTATGT phức tạp; từ đó có giải pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng giao thông, rà soát điểm đen tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn để khắc phục kịp thời; khẩn trương phân làn lưu thông trên các tuyến có mật độ cao và tại các đoạn có nguy cơ xảy ra TNGT...

      Theo Báo ND

Các tin khác :
  • Bài giảng và số hóa bộ tài liệu tập huấn bảo vệ an toàn cho hành khách khi đi xe buýt (28/12/2022)
  • Thông tư 12/2020/TT-BGTVT tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (10/07/2020)
  • Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (10/07/2020)
  • Sáng tác thơ ngắn hưởng ứng chương trình "Doraemon với An toàn giao thông" (02/04/2019)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/8 (20/07/2016)
  • Hà Nội sẽ phân luồng lại một số tuyến vận tải (25/04/2016)
  • Kiểm tra sức khỏe của lái xe, tăng cường công tác quản lý bến xe và chấn chỉnh hoạt động kiểm định phương tiện giao thông (05/06/2014)
  • Tài xế xe buýt vi phạm giao thông sẽ bị ghi hình (15/03/2013)
  • Gần 150 đạo chích xe buýt, bệnh viện sa lưới (03/01/2013)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án