Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

CHO DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ SỐ 3 HÀ NỘI

 

A.                Tổng quan về dự án Tăng cường Giao thông đô thị bền vững cho Dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội

Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội (HUTM) đến năm 2020 đã đưa ra các khuyến nghị về phát triển giao thông vận tải thành phố trong tương lai, trong đó xác định ưu tiên cao cho phát triển giao thông công cộng. Tỷ trọng của vận tải công cộng trong tổng khối lượng vận tải tới các khu vực đô thị Hà Nội dự kiến đạt khoảng 40-50% vào năm 2025 so với mức chỉ khoảng 10% hiện nay, và việc xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị sẽ là xương sống để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, tất cả các phương tiện vận tải công cộng phải được tích hợp tốt và hoạt động hiệu quả. 

Dự án Tăng cường Giao thông đô thị bền vững cho dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và giải pháp giao thông công cộng đô thị dọc theo hành lang dài 12,5km của tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội, chủ yếu là tại 12 ga dự kiến, cùng với các biện pháp chính sách và quản lý cần thiết để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tổng kinh phí của Dự án gồm 10 triệu USD do ADB tài trợ, 49 triệu USD tài trợ từ Quỹ công nghệ sạch (CTF) và 6 triệu USD từ nguồn vốn của Chính phủ. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (HPC) sẽ là Cơ quan chủ quản của Dự án, chịu trách nhiệm tổng thể về khâu thực hiện dự án. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (DOT) là Chủ đầu tư và Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị Hà Nội (TRAMOC) là cơ quan đầu mối và chịu trách nhiệm quản lý thường nhật đối với hoạt động của tư vấn.

 

Hình 1            Tuyến đường sắt số 3

 

 

Hình 2: Mô hình phát triển dự kiến của mạng lưới vận tải ở Hà Nội

Mục tiêu của Dự án:
Mục tiêu tổng thể là phát triển hệ thống VTHKCC đa phương thức, thân thiện môi trường hấp dẫn hành khách chuyển từ các phương tiện cá nhân sang sử dụng VTHKCC phục vụ mục tiêu làm giảm mức phát thải khí nhà kính và các phát thải độc hại tới môi trường, hướng tới tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội - đô thị sinh thái, văn minh và hiện đại. Cụ thể như sau:
(1)     Dự án góp phần hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu tai nạn giao thông
(2)     Giảm mức phát thải khí GHG và các chất thải gây ô nhiễm môi trường khác từ dịch vụ xe buýt & các phương tiện vận tải khác;
(3)     Tăng lựa chọn về phương thức đi lại, tăng cơ hội tiếp cận cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp, người già và trẻ em;
(4)     Tăng cường khả năng lưu thông, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm số vụ tai nạn và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn.
Nội dung công việc thực hiện của Dự án:
Dự ánsẽ xây dựng các tiện ích giao thông đô thị, các dịch vụ và giải pháp dọc theo hàng lang Tuyến Đường sắt Đô thị số 3, chủ yếu là tại 12 nhà ga, cùng với các chính sách và giải pháp về chính sách để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng,ủng hộ giao thông sạch nhằm thúc đẩy giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tập trung vào các biện pháp có tính chất đổi mới và chuyển đổi, các biện pháp này sẽ nâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng và tăng cường đáng kể tỷ trọng sử dụng giao thông công cộng tại Hà Nội.
Dự án sẽ tập trung xác định và phát triển một loạt các giải pháp can thiệp đổi mới và có tính tạo ra chuyển đổi để cải thiện nâng cao chất lượng hệ thống giao thông vận tải công cộng và làm tăng đáng kể tỷ trọng của vận tải công cộng ở Hà Nội. Các giải pháp can thiệp sẽ thuộc ba lĩnh vực quan tâm chính sau:
(1)     Cải thiện khả năng tiếp cận trong và khu vực xung quanh các nhà ga Tuyến Metro số 3
(2)     Tích hợp các dịch vụ giao thông vận tải công cộng và giải pháp đổi mới kết nối các nhà ga Tuyến Metro số 3
(3)     Hỗ trợ cho các chính sách có thể tạo ra chuyển đổi và các giải pháp về chính sách để khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông vận tải công cộng;
Các công việc chủ yếu của dự án: được chia làm 3 hợp phần:
-          Tiếp cận nhà ga
-          Các giải pháp về giao thông công cộng
-          Xây dựng chính sách chuyển đổi các giải pháp điều tiết
Tổng vốn của Dự án (dự kiến): Tổng vốn dự kiến của dự án: 59.000.000 USD
Trong đó:
- Vốn ODA: 53.200.000 USD tương đương 1.108.049.600.000 VND
- Vốn đối ứng dự kiến: 5.800.000 USD tương đương 120.802.400.000 VND.
Thời gian dự kiến thực hiện Dự án: 36 tháng (phù hợp với tiến độ triển khai của tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội)

 

Tiến độ thực hiện: Dự án đang trình chính phủ phê duyệt Danh mục dự án (PDO). Đoàn công tác ADB và chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành đàm phán khoản vay và tổ chức ký kết hiệp định vay vốn của dự án vào cuối năm 2013.

B.                 Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (PPTA) Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho Dự án Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 3

Dự án Hỗ trợ kỹ thuật (PPTA) Tăng cường giao thông đô thị bền vững cho Dự án Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 3 sẽ hỗ trợ phát triển các phương tiện và chương trình giao thông đô thị bền vững carbon thấp tại Hà Nội.

 Mục tiêu của Dự án: Cải thiện khả năng tiếp cận nhà ga, đảm bảo kết nối có hiệu quả giữa các loại hình giao thông khác với tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội khi đưa vào vận hành; Đề xuất các chính sách khuyến khích sử dụng vận tải công cộng hạn chế phương tiện cá nhân và hệ thống phương tiện vận tải công cộng thân thiện với môi trường.

Kết quả của Dự án: Xác định được các giải pháp giao thông đô thị hiệu quả về năng lượng, theo đó cùng với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 3: đoạn Nhổn - ga Hà Nội), sẽ làm giảm đáng kể lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại Hà Nội. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ tập trung xác định và xây dựng một loạt các giải pháp mới và mang tính chuyển đổi nhằm nâng cao chất lượng của các hệ thống giao thông công cộng và tăng đáng kể tỷ trọng vận tải công cộng tại Hà Nội.

Sở Giao thông Vận tải là Chủ đầu tư của Dự án và Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông đô thị Hà Nội (TRAMOC) được chỉ định là cơ quan đầu mối. Nhà tài trợ là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Nội dung công việc thực hiện của Dự án:

- Nghiên cứu cải thiện khả năng tiếp cận khu vực các nhà ga Tuyến đường sắt đô thị số 3 (cơ sở hạ tầng, lối đi dành cho người đi bộ, các nút giao thông lân cận, khu vực đỗ xe công cộng);

- Nghiên cứu kết nối các loại hình dịch vụ vận tải công cộng đến các nhà ga Tuyến đường sắt đô thị số 3 một cách thuận lợi và đề xuất lựa chọn loại phương tiện vận tải công cộng phù hợp để hạn chế các phương tiện phát khí thải ảnh hưởng đến môi trường, xây dựng và phát triển một chương trình đổi mới công nghệ trong lĩnh vực vận tải công cộng;

- Nghiên cứu và đề xuất các chính sách để khuyến khích sử dụng các loại hình vận tải công cộng, phát triển một hệ thống vé thẻ thông minh. Nghiên cứu đề xuất thiết kế ga trung chuyển hiện đại đa phương thức cho một số nhà ga của Tuyến đường sắt đô thị số 3 gắn kết với tái cấu trúc đô thị khu vực xung quanh nhà ga;

- Hỗ trợ lập nghiên cứu khả thi chuẩn bị dự án đầu tư do ADB và Quỹ công nghệ sạch (CTF) tài trợ.

Tổng vốn của Dự án: 1.100.000 USD

Thời gian thực hiện Dự án: 24 tháng (năm 2012 - năm 2014)

Dự án được thực hiện theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu ý tưởng dự án để đánh giá và xác định các giải pháp giao thông đô thị bền vững (nhiệm vụ của Giai đoạn 1 do các tư vấn độc lập trong nước và quốc tế thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Tư vấn quốc tế về quy hoạch giao thông).

Giai đoạn 2: Nghiên cứu khả thi dự án để xây dựng và thiết kế các giải pháp đã thống nhất (nhiệm vụ của Giai đoạn 2 do Công ty tư vấn ESGIS và các tư vấn độc lập – chủ trì bởi Tư vấn quốc tế về quy hoạch giao thông đô thị đồng thực hiện).

 

Tiến độ thực hiện: Ngày 31/5/2013, tư vấn đãhoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) và bản thiết kế cơ sởcuối cùng. Hiện đang gửi các Sở ngành liên quan để nhận được ý kiến đóng góp.  

 

 

Video Clip

 

 

Đối tác dự án