Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Có một thực tế là mặc dù người đi bộ đi sai đâm vào xe gắn máy hoặc ôtô thì chủ xe gắn máy hoặc ôtô vẫn phải chịu chi phí cấp cứu và chữa trị ban đầu cho người đi bộ. Tình trạng trên đã khiến ngày càng gia tăng vi phạm Luật Giao thông đường bộ của người đi bộ...

Trèo qua dải phân cách cho nhanh!

Trên thực tế, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến người đi bộ khá cao, chiếm tỷ lệ đáng lo ngại trong số những vụ TNGT nghiêm trọng. Phần lớn các vụ tai nạn trên xảy ra do người đi bộ tùy tiện băng qua đường, làm người điều khiển phương tiện không kịp xử lý, va chạm trực tiếp với người đi bộ; hoặc tránh người đi bộ nên gây ra tai nạn với các phương tiện khác cùng lưu thông.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… người đi bộ “vô tư” sang đường không đúng nơi quy định, thậm chí vượt rào chắn, dải phân cách… để sang đường. Theo ghi nhận của phóng viên, ngay bên trên hầm dành cho người đi bộ tại Ngã Tư Sở, dải phân cách không thể “ngăn” được dòng người đi bộ trèo qua và “nghiễm nhiên” trở thành một lối đi riêng của người đi bộ mặc cho hai làn đường ùn ùn các phương tiện giao thông. Lý do được đưa ra là: “Đi như vậy nhanh và tiện hơn phải chờ đèn tín hiệu hoặc đi xuống hầm dành cho người đi bộ” - một người đi bộ cho biết.

Cho dù có quy định khá rõ ràng về việc xử phạt người đi bộ sai quy định từ lâu: Theo khoản 2, điều 12 - Nghị định số 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định, người đi bộ trèo qua dải phân cách, đi qua đường không đảm bảo an toàn bị phạt tiền từ 40.000 đến 80.000 đồng. Cũng theo điều 32 - Luật Giao thông đường bộ quy định, nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí đó.

Không đi đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người tham gia giao thông sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đến 40.000 đồng theo quy định tại khoản 1, điều 12 - Nghị định số 146/2007-NĐ-CP. Nhưng hiện nay do đa số người đi bộ sai quy định vẫn ít bị xử lý dẫn đến hiện tượng “nhờn luật” và trở thành thói quen khó bỏ.

 Cần những bản án nghiêm khắc

Cuối tháng 11-2009, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Mỹ Hào, Hưng Yên đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Dương (SN 1990, trú tại thôn Đồng Chung, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm) mức án 9 tháng tù (cho hưởng án treo) và 18 tháng thử thách vì đã có hành vi cản trở giao thông đường bộ (quy định tại điểm h, khoản 1, điều 203 - BLHS).

Sự việc xảy ra vào ngày 14-7-2009 khi Dương đến trường Cao đẳng Bách khoa Hưng Yên để làm thủ tục dự thi. Khi ra về Dương đi bộ qua làn đường xe cơ giới chiều Hà Nội - Hải Dương (đoạn Km 22 + 161 Quốc lộ 5A, thuộc thị trấn Bần Yên Nhân) để sang đường. Tại khu vực này không có lối mở và không có phần đường dành cho người đi bộ qua đường. Khi đi đến giữa đường quốc lộ thì xe môtô do anh Tạ Đức Cường (SN 1990, trú tại Song Vân, Tân Yên, Bắc Giang) phóng tới va chạm vào Dương. Vụ tai nạn khiến Dương bị thương, anh Cường tử vong.

Tình trạng người đi bộ trèo qua dải phân cách băng qua làn đường dành cho xe cơ giới tại nơi không có lối mở và không có đường dành cho người đi bộ qua đường đã diễn ra nhiều năm nay ở khu vực này. Lần đầu tiên người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ được đem ra xét xử tại tỉnh Hưng Yên. Trước đây, vào tháng 8-2004, TAND quận 1 (TP Hồ Chí Minh) cũng đã từng tuyên phạt mức án 9 tháng tù treo với một nữ bị cáo 26 tuổi phạm tội cản trở giao thông đường bộ. Người này đã băng qua đường bất hợp pháp khiến một người điều khiển xe môtô ngã xuống đường và chết vì chấn thương sọ não.

Ông Thân Văn Thanh - Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc Gia (UBATGTQG) cho biết, cơ quan này sẽ tiến hành đẩy mạnh giáo dục ý thức tham gia giao thông hơn nữa đối với những người đi bộ. Mặt khác, UBATGTQG cũng sẽ kiến nghị xử phạt nghiêm những sai phạm của người đi bộ để răn đe, phòng ngừa có hiệu quả. Trong năm 2010 tới, UBATGTQG sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý triệt để những sai phạm đối với người đi bộ, tránh những TNGT đáng tiếc như hiện nay.

                                                   Theo Báo ANTD

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án