Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

LTS: Sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm đáng kể ở cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên tình hình TNGT trên phạm vi cả nước năm 2009 vẫn diễn biến phức tạp. Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia đã đề ra nhiều biện pháp để tiếp tục bảo đảm trật tự ATGT năm 2010. Để làm rõ các vấn đề trên, đồng chí Hồ Nghĩa Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã có bài viết cho Báo GTVT. Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài viết nói trên.

Ghi nhận những nỗ lực

Năm 2009, công tác chỉ đạo về bảo đảm trật tự an toàn giao thông được triển khai sớm và được duy trì thường xuyên trong các đợt cao điểm về trật tự an toàn giao thông. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ được các bộ, ngành tập trung cao độ, phần lớn đáp ứng được tiến độ, chất lượng văn bản đảm bảo do được chuẩn bị kỹ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định.

Trong Tháng ATGT năm 2009 với chủ đề “Văn hóa giao thông” do được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng đã góp phần nâng cao nhận thức về “Văn hóa giao thông” cũng như ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông trong các tầng lớp nhân dân và người tham gia giao thông.

Ngoài việc tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có thêm một cách làm mới, hiệu quả trong công tác truyền thông, đó là sự ra đời Kênh VOV giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực Hà Nội và mới đây là ở TPHCM, góp phần giảm ùn tắc giao thông đô thị.

Do có nhiều nỗ lực thực hiện từ các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các địa phương trong cả nước nên trong năm 2009 tình hình trật tự an toàn giao thông đã được kiểm soát chặt chẽ, nhất là qua các đợt cao điểm bảo đảm an toàn giao thông Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Tháng ATGT, dịp nghỉ lễ Noel và Tết Dương lịch.

TNGT năm 2009 giảm trên cả 3 tiêu chí. Số liệu thống kê năm 2009 cho thấy, TNGT đã giảm 390 vụ (- 3%), giảm 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (-2,7%) so với cùng kỳ năm 2008. Nếu tính trên 10 nghìn phương tiện cơ giới đường bộ thì TNGT đã giảm 1,1 vụ, 0,8 người chết, 0,7 người bị thương. Một số giải pháp về tổ chức giao thông đô thị tại Hà Nội đã đem lại hiệu quả, góp phần giảm được ùn tắc giao thông. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, việc đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy vẫn được duy trì tốt, nhất là các đô thị lớn như TP Đà Nẵng, TP HCM, Hà Nội...

Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh một số kết quả tích cực đã đạt được, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2009 còn một số mặt tồn tại, hạn chế; đó là chưa đạt chỉ tiêu đề ra là giảm 5% số người chết, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, nhất là tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô chở khách, tai nạn đò ngang, tai nạn đường ngang đường sắt. Nguyên nhân của tình hình trên là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông chưa cao, 85,5% số vụ tai nạn giao thông do lỗi của người tham gia giao thông gây ra. Thể hiện qua những lỗi vi phạm chủ yếu như: vi phạm tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, phần đường, chở quá số người quy định, điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia...

Mặt khác, hạ tầng giao thông tuy đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nhưng chưa tương xứng với sự gia tăng nhanh của phương tiện giao thông, vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường sắt vẫn diễn biến phức tạp ở một số tuyến gây mất an toàn giao thông. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh gấp nhiều lần tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng, năm 2009 môtô và xe gắn máy tăng 10,9%, ôtô các loại tăng 12,6%. Công tác quản lý vận tải đường bộ, quản lý lái xe và quản lý vận tải thủy, quản lý bến khách ngang sông còn nhiều tồn tại.

Doanh nghiệp vận tải nhỏ, tư nhân chưa chú trọng đầu tư, chất lượng xe thấp, chưa quan tâm đến quản lý, giáo dục đạo đức, lương tâm trách nhiệm người lái xe, thường áp dụng cơ chế khoán thời gian chạy hoặc khoán doanh thu, chạy theo lợi nhuận đã gây áp lực làm cho người lái xe vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách, đây là những nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn xe khách đặc biệt nghiêm trọng... Thực tế cho thấy, xe khách gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng phần lớn là xe của HTX, doanh nghiệp vận tải nhỏ, không có thương hiệu. Việc quản lý lái xe sau khi sát hạch được cấp giấy phép lái xe còn hạn chế.

Ngoài ra, chính quyền địa phương nhiều nơi, nhất là chính quyền cấp cơ sở chưa quan tâm thường xuyên đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chỉ đạo điều hành thiếu quyết liệt, chưa kiên trì thực hiện, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong thời điểm tình hình phức tạp, nhất là việc quản lý vận tải khách ngang sông.

Tại TPHCM và Hà Nội, một số điểm ùn tắc giao thông chậm được khắc phục, diễn biến còn phức tạp nhất là vào giờ cao điểm; tình trạng thanh thiếu niên điều khiển xe môtô lạng lách, đánh võng vẫn diễn ra vào cuối tuần, chưa được ngăn chặn triệt để. Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy thực hiện chưa tốt ở vùng nông thôn, vào buổi tối ở đô thị; trẻ em ngồi trên môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm còn phổ biến.

Một số Nghị định hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ chưa được ban hành đúng thời hạn do một số nội dung chưa được thống nhất, còn nhiều ý kiến khác nhau.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tuy có chuyển biến, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đến được với mọi người dân, nhất là đối với thanh niên, người dân ở vùng nông thôn, miền núi.

Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT có nơi, có lúc còn bỏ trống địa bàn hoặc xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời xử lý các vi phạm, mới chỉ tập trung quán xuyến ở các tuyến quốc lộ và một số đường giao thông chính, chưa đủ lực lượng để bố trí thường xuyên trên tất cả các tuyến.

Việc triển khai giai đoạn II của Quyết định 1856/QĐ-TTg về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt chưa thực hiện tốt ở một số địa phương, tình trạng tái lấn chiếm tại những điểm đã giải tỏa có xu hướng tăng trở lại.

Cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trong năm 2010

Mục tiêu của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2010 là giảm 5% số người chết vì TNGT theo Quyết định 259/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc bảo đảm TTATGT. Các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương ngoài việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nêu trong Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ, trong năm 2010 cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông, hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, mở chuyên mục “Văn hóa giao thông” trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, tọa đàm về xây dựng “Văn hóa giao thông”. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là Luật Giao thông đường bộ và các nghị định, thông tư hướng dẫn; tăng cường công tác giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường học; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật an toàn giao thông. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục đẩy mạnh tổ chức vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu giữ gìn trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thông.

Tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, ban hành đủ văn bản hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ 2008.

Tổ chức các đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Nguyên đán Canh Dần, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng, Tháng An toàn giao thông, dịp nghỉ lễ Noel và Tết Dương lịch.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông như vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; chở quá số người quy định, vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện; không thực hiện quy định về thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm. Tổ chức kiểm tra, xử lý theo chuyên đề để ngăn chặn tai nạn xe khách, tai nạn đường ngang đường sắt, tai nạn đò ngang.

Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông, kịp thời xử lý, khắc phục các điểm đen; nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý, rà soát, bổ sung các biển báo hiệu, sơn kẻ mặt đường.

Tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động vận tải khách bằng ô tô; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng lái xe an toàn cho đội ngũ lái xe, nhất là lái xe khách; đồng thời triển khai thực hiện các quy định về quản lý vận tải hành khách theo Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giai đoạn 2 Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh triển khai quyết liệt 4 giải pháp lớn trong Nghị quyết 16/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là các địa phương có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, tai nạn giao thông tăng cao./.

                                                                       Theo Bộ GTVT

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án