Cùng với việc xúc tiến chương trình cải thiện môi trường, chính phủ Pháp đã công bố kế hoạch cả gói với chi phí 7 tỷ Euro (tương đương 10 triệu USD) nhằm nâng cao thị phần vận tải hàng hóa đường sắt (VTHH ĐS) từ 14% lên 25% vào năm 2020, hy vọng lật ngược tình thế suy giảm thị phần VTHH ĐS trong thập kỷ qua
Thị phần VTHH ĐS Pháp, thị phần lớn thứ hai châu Âu, đã giảm từ 21% năm 1996 xuống còn 14% năm vừa qua. Lỗ VTHH năm nay lên tới 885 triệu USD cùng với số lỗ tổng cộng từ 2003 đến 2008 là 2,8 tỷ USD.
Hiện nay, trên toàn quốc, đường bộ chiếm tới 80% thị phần hàng hóa, kế hoạch của chính phủ là giảm xuống còn 75% vào năm 2020, như vậy có nghĩa là phải cắt giảm khoảng 2 triệu lượt ô tô tải trong một năm, nhằm mục tiêu giảm mỗi năm 2 triệu tấn khí thải CO2.
Đối với môi trường, "phát triển VTHH ĐS là cực kỳ quan trọng", ông Jean-Louis Borloo, Bộ trưởng Môi trường nói sau khi chính phủ thông qua kế hoạch đầu tư, "Cần phải nâng cao thị phần VTHH ĐS so với hàng không và đường bộ".
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng chỉ rõ trong tháng 9 vừa qua: "Chúng ta cần mở những đường chạy tàu hàng mới..., thiết lập việc chạy tàu hàng cao tốc và phát triển VTHH ĐS tại các cảng lớn".
Mục tiêu chủ yếu là: thiết lập một mạng "xa lộ VTHH ĐS"; xúc tiến vận tải liên hợp, thu hút nhiều hàng container về ĐS; phát triển các tuyến nối cao tốc với các cảng; nâng cấp cơ sở hạ tầng ĐS ra vào cảng; khuyến khích thành lập các công ty vận tải hàng địa phương và hiện đại hóa hệ thống đường chạy tàu hàng để rút ngắn thời gian hành trình.
Triển khai "xa lộ" VTHH ĐS
Kế hoạch hành động bao gồm 8 lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đầu tiên là triển khai một mạng "xa lộ VTHH ĐS". Bước đầu, nâng tần suất chạy tàu trên đường trục vận tải hàng hiện có Một tuyến trục vận tải hàng thứ ba, với 4 hoặc 5 chuyến tàu/ngày giữa vùng Aquitaine và Nord Pas-de-Calais sẽ được triển khai trong năm 2011. Một tuyến trục thứ tư giữa
Tăng cường vận tải hàng liên hợp
Kế hoạch chủ yếu thứ hai là tăng gấp đôi khối lượng vận tải liên hợp phương tiện vào năm 2010 nhờ tăng 30% khoản tài trợ khuyến khích chuyển từ vận tải đường bộ sang vận tải bằng ĐS, tăng số lượng chạy tàu vận tải liên hợp giữa Lille và Perpignan, đến năm 2011 sẽ chạy những đoàn tàu dài 1.000 m trên hành lang Paris và Marseille.
Khuyến khích thành lập các công ty vận tải hàng nội địa
Kế hoạch thứ ba là khuyến khích các công ty vận tải hàng đường ngắn, tăng cường vận tải nội địa - trong đó có 3 công ty cần khởi động ngay từ cuối năm nay. Các công ty khác sẽ triển khai trong năm 2010 vận hành trên các tuyến Midi-Pyrénées và Languedoc-Rousillon. Những tuyến hiện khối lượng vận tải thấp nhưng có tiềm năng phát triển, cần sử dụng quỹ cải tạo (rehabilitation funds) 8 triệu Euro/năm để nâng cao năng lực.
Phát triển tàu hàng cao tốc
Kế hoạch thứ tư là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để chạy tàu hàng tốc độ cao bằng cách thành lập một tập đoàn trong đó có sự tham gia của SNCF (Công ty ĐS Quốc gia Pháp) vào cuối năm 2009. Năm 2010 đặt mua đầu máy toa xe trị giá 300 triệu Euro và sẽ bắt đầu khai thác từ 2015 hoặc sớm hơn càng tốt. Chính phủ sẽ cung cấp 170 triệu Euro để chi phí cho việc xây dựng ga đầu mối tại các sân bay Roisy-Charles-de-Gaule và Lyon Saint-Exupéry.
Thiết lập mạng đường ưu tiên tàu hàng
Một mục tiêu chủ yếu khác là thiết lập một mạng đường ưu tiên tàu hàng trong 15 năm tới. Mạng đường đó phải được điện khí hóa toàn bộ và trang thiết bị để chạy tàu hai chiều. Để thực hiện kiến nghị trong chương trình cải tạo môi trường là không sử dụng đầu máy diesel kéo tàu hàng trên các tuyến ưu tiên tàu hàng từ 2015, cần điện khí hóa các tuyến còn thiếu như Amiens - Châlon en Champagne và Saint Dizier - Culmont-Chalindrey.
Yếu tố cuối cùng của chiến lược là nâng cao tiêu chuẩn phục vụ chủ hàng. RFF (Công ty ĐS Pháp) sẽ thành lập quy chế về tổ chức phục vụ khách hàng. Các văn bản thỏa thuận về yêu cầu chất lượng phục vụ cần được thông qua trong năm 2010 giữa RFF và các khách hàng với điều kiện đảm bảo độ tin cậy vận tải trên các tuyến trục VTHH ĐS. Theo ĐSOnline
Các tin khác :