Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Sáng nay, HĐND Hà Nội nóng bỏng khi các đại biểu chất vấn gay gắt giải pháp "bịt ngã tư". Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi thừa nhận, nếu 5 năm tới không có giải pháp triệt để, tình trạng ùn tắc sẽ không thể nào tháo gỡ.

Mở đầu phiên chất vấn Phó chủ tịch UBND Nguyễn Văn Khôi, đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng, vấn nạn ùn tắc giao thông khiến người dân hao tốn thời gian, tiền của song các công trình nhằm mục tiêu tháo gỡ lại chậm triển khai. Trong khi đó, các dự án xóa nhà chung cư cũ, xây nhà cao tầng ở trung tâm khiến mật độ dân số, phương tiện giao thông ngày càng tăng.

Khá bức xúc với giải pháp bịt ngã ba, ngã tư thời gian qua, bà Loan cho rằng đó chỉ là giải pháp tạm thời, không thể duy trì. "Không có thành phố nào trên thế giới ngăn đường như vậy. Đề nghị Phó chủ tịch nêu giải pháp căn cơ cho thời gian tới", nữ đại biểu này nêu ý kiến.

Với tầm nhìn của chuyên gia quy hoạch, nguyên hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Hà Nội Trần Trọng Hanh băn khoăn với quyết tâm của thành phố trong việc kéo giãn các khu đô thị ra khỏi trung tâm. "Thành phố có cương quyết hay không khi các trường đại học, bệnh viện không chịu rời nội thành?", ông Hanh chất vấn.

Không trả lời thẳng vào câu hỏi của đại biểu Loan về việc cải tạo các khu chung cư cũ thành nhà cao tầng nhưng ông Khôi khẳng định, chủ trương nhất quán của thành phố là ở trung tâm không tiếp tục xây nhà cao tầng. Các dự án tháo gỡ ùn tắc như tuyến Ô Chợ Dừa - Voi Phục chậm trễ là do khâu giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng, cải tạo các tuyến giao thông vành đai 2, vành đai 3, tuyến trung tâm đều có lộ trình.

"Ngoài ngân sách còn nhiều nguồn vốn theo hình thức BOT, BT để thực hiện 80 dự án khung cho lĩnh vực giao thông", ông Khôi cho biết

Cũng theo vị Phó chủ tịch thành phố, trong quý 2/2010, tuyến đường sắt trên cao đầu tiên của Hà Nội cũng sẽ khởi công, mở đầu cho việc chuyển dịch giao thông công cộng từ xe buýt sang đường sắt. Riêng với giải pháp bịt ngã 3, ngã 4, ông Khôi thừa nhận chỉ là giải pháp tạm thời.

Chưa hài lòng với câu trả lời ngắn gọn về giải pháp gây nhiều tranh cãi này, đại biểu Đào Xuân Mùi cho rằng, giải pháp bịt ngã 3, ngã 4 tác dụng ít, tác hại nhiều khi giảm được một chỗ tắc lại ùn các chỗ khác. Giải pháp trên còn phá vỡ thiết kế hệ thống đèn giao thông đô thị, phá vỡ ý thức chấp hành của người dân, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. Người ngoại thành thì lúng túng, chưa kể các hàng rào gây mất mỹ quan.

"UBND phải có đánh giá về lợi - hại của giải pháp. Nếu lợi ít hơn hại thì ai chịu trách nhiệm?", đại biểu Mùi nói.

Cùng chung bức xúc, ông Ngô Văn Ny nêu thực trạng người đi bộ không có chỗ để sang đường khi chặn các giao lộ, đặt họ vào tình trạng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông. Ngoài ra, với tỷ lệ tăng số phương tiện cá nhân lên tới 15% mỗi năm, 5 năm nữa con số 330.000 ôtô và 3,6 triệu xe máy sẽ tăng gấp đôi.

"Thủ đô sẽ chịu đựng được tình thế này tới bao giờ? Tôi đề nghị thành phố mạnh dạn báo cáo Quốc hội và Chính phủ về tình trạng ùn tắc giao thông", ông Ny nói.

Tỏ ra khá chậm rãi trước những chất vấn khá gay gắt, ông Khôi thừa nhận, nếu 5 năm tới Hà Nội không có giải pháp triệt để thì tình trạng ùn tắc không thể nào tháo gỡ. Tuy nhiên, theo vị Phó chủ tịch thành phố, Hà Nội đang từng bước thực hiện các biện pháp rất cụ thể. Ngay trong năm 2010, 20 cầu vượt đi bộ được sẽ hoàn thành, cải tạo hè tạo an toàn cho người đi bộ ở một số tuyến phố. Đầu năm tới Hà Nội sẽ cùng với TP HCM thực hiện các giải pháp nâng cao ý thức người tham gia giao thông, hạn chế phương tiện cá nhân.

Về quy hoạch giao thông cho thủ đô, ông Khôi cho biết, đường vành đai 4, vành đai 5 đều đã đưa vào quy hoạch, sắp tới sẽ nghiên cứu đưa đường vành đai 2, vành đai 3 đi trên cao; điều chỉnh đường sắt đô thị, khu vực, rút ngắn tuyến giao thông tới sân bay Nội Bài... "Thành phố không đứng ngoài cuộc, bị động chờ quy hoạch thủ đô mà vẫn phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và Liên danh tư vấn PPJ", ông Khôi nói.

Ngoài ra, trong tháng 12, Hà Nội sẽ báo cáo Chính phủ về quy hoạch trường ĐH, CĐ. "Với quy hoạch giao thông như vậy cùng các giải pháp tạm thời, Hà Nội có thời gian để từng bước giải quyết ùn tắc", vị Phó chủ tịch tỏ ra khá lạc quan nói.

Với việc bịt ngã 4 đang gây nhiều tranh cãi, ông Khôi vẫn bảo lưu quan điểm của thành phố khi cho rằng giải pháp đó có hiệu quả nhất định. "UBND thành phố đã giao Sở GTVT rà soát và có báo cáo cụ thể trước 30/12", ông Khôi cho biết.

Giải trình thêm về thực trạng giao thông hiện tại của thủ đô, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng, ùn tắc cơ bản là do điều kiện hạn chế. Diện tích đất dành cho giao thông của Hà Nội chỉ chiếm 7% (mức tiêu chuẩn là 20%) trong khi số phương tiện cá nhân tăng chóng mặt hàng năm. Ngoài các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức quy hoạch, thành phố cũng sẽ tăng cường lực lượng CSGT tại các điểm nóng cũng như phối hợp với lực lượng dân phòng.

Để tăng cường tính kỷ luật, ông Khôi cho biết, thành phố cũng đã xử lý các đơn vị thi công chậm trễ, gây ùn tắc như ở tuyến đường quốc lộ 32...

Cũng trong buổi chất vấn sáng nay, nhiều đại biểu cũng bày tỏ bức xúc trước thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm với hàng loạt vụ việc như mỡ bẩn, rau quả an toàn, chế biến thực phẩm... Phiên chất vấn gói gọn với phần trả lời của 2 vị phó chủ tịch thành phố.

Ngày mai, kỳ họp HĐND cuối năm của Hà Nội sẽ bế mạc.

Từ đầu tháng 6, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành phân luồng lại giao thông trên nhiều tuyến phố: dùng dải phân cách cứng bịt các giao cắt tại ngã 3, ngã 4, sau đó mở ngã rẽ mới, cách nút giao cắt cũ chừng 100-200 mét... Phương án này tỏ ra hiệu quả vào thời gian đầu khi thí điểm vào các tháng học sinh nghỉ hè.

Tuy nhiên, từ tháng 9 tới nay, hàng loạt điểm ùn tắc mới phát sinh, giao thông hỗn loạn tại các ngã rẽ mới.

                                                        ( theo Vnexpress )

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án