Thông tin - Tra cứu
Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện
Hiện các tuyến đường sắt đô thị được coi là "cứu tinh" cho nạn tắc đường tại đô thị lớn đang được khẩn trương triển khai. Tuy nhiên, đây vẫn là một hy vọng không gần. Nhanh nhất là 5 năm nữa tuyến đường sắt đầu tiên mới có thể đi vào hoạt động.
Năm 2014 mới có thể đi đường sắt đô thị tại Hà Nội
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Thứ trưởng Bộ GTVT: Với Hà Nội, phát triển xây dựng đường sắt trên cao là giải pháp chống ùn tắc hợp lý và hiệu quả hơn cả. Vì thế, hiện Bộ GTVT đã quyết định đầu tư xây dựng 2 dự án đường sắt trên cao là Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên (tuyến 2A). Ngoài ra, một số DN trong và ngoài nước cũng đang xúc tiến một số dự án khác theo hình thức BOT.
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Thứ trưởng Bộ GTVT: Với Hà Nội, phát triển xây dựng đường sắt trên cao là giải pháp chống ùn tắc hợp lý và hiệu quả hơn cả. Vì thế, hiện Bộ GTVT đã quyết định đầu tư xây dựng 2 dự án đường sắt trên cao là Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên (tuyến 2A). Ngoài ra, một số DN trong và ngoài nước cũng đang xúc tiến một số dự án khác theo hình thức BOT.
Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ phục vụ vận tải hành khách công cộng với chiều dài 13,05km, có tổng mức đầu tư 8.769.965 triệu đồng. Dự kiến, đến năm 2014 sẽ đi vào khai thác. Tuy nhiên, hiện nay dự án vẫn gặp khó khăn lớn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, dự án xây dựng đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên - giai đoạn 1 từ Giáp Bát đến Gia Lâm, dài hơn 15km. Dự án này cũng đang gặp khó khăn trong việc bồi thường, tái định cư. Dự kiến, tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ cho công tác thu hồi đất lên tới hơn 3.000 tỉ đồng. Như vậy, điểm mốc tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được đưa vào hoạt động cũng còn tới 5 năm nữa.
Xã hội hoá giao thông công cộng
Đây có lẽ là một kênh thu hút đầu tư vào các dự án này bên cạnh nguồn vốn của Nhà nước. Nếu các DN vào cuộc hy vọng rằng, các tuyến đường sắt đô thị sẽ nhanh chóng "phủ sóng". Ông Hùng cũng cho biết các nhà thầu Hàn Quốc sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 của Hà Nội - đoạn từ nam Thăng Long - Láng - Hoà Lạc.
Đây cũng là một tuyến huyết mạch, có lưu lượng giao thông rất đông, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng trên 1,5 tỉ USD, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2017. Ngoài ra, một DN trong nước cũng đang có ý định đầu tư tuyến đường sắt đô thị từ Xuân Mai về Hà Đông để chuẩn bị cho chuỗi đô thị dọc đường cao tốc Láng - Hoà Lạc. Đây cũng là những tín hiệu thể hiện các dự án đường sắt đô thị đang hấp dẫn nhà đầu tư và chủ trương xã hội hoá hạ tầng đang thành hiện thực.
Trên thực tế, kế hoạch hoàn thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được ấn định là vào năm 2014, song hiện tại việc GPMB các tuyến đường này đang khó khăn. Đây là một nguyên nhân vô cùng khó giải quyết dai dẳng và khiến nhiều dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư. Về điểm này, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban quản lý dự án họp bàn với TP.Hà Nội để phấn đấu hoàn thành GPMB trước năm 2012; có vậy mới mong đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Trên thực tế, kế hoạch hoàn thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được ấn định là vào năm 2014, song hiện tại việc GPMB các tuyến đường này đang khó khăn. Đây là một nguyên nhân vô cùng khó giải quyết dai dẳng và khiến nhiều dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư. Về điểm này, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban quản lý dự án họp bàn với TP.Hà Nội để phấn đấu hoàn thành GPMB trước năm 2012; có vậy mới mong đẩy nhanh tiến độ các dự án.
( theo thanhnien.com.vn)
Các tin khác :