Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Nhiều người đã tìm đến xe buýt như một biện pháp tiết kiệm chi tiêu trong thời giá cả leo thang. Nhưng khi đó họ sẽ phải chấp nhận một thực tế, xe buýt đang xuống cấp “đều” ở cả chất lượng xe và chất lượng phục vụ.

Chiều 19/10, tôi có mặt trên một chiếc xe buýt tuyến 32 biển số 29T-83xx xuất phát từ Nhổn. Xe chạy tuyến này là loại Mercedes Benz, có sức chứa 80 người, thuộc loại “cao cấp” nhất trong các dòng xe buýt đang lưu hành tại Hà Nội. Dù là Chủ nhật, nhưng mới qua 3 bến đầu, xe đã chật kín người. Nhiều hành khách phải đứng chỉ bằng... một chân. Nhưng họ không lo ngã, vì xung quanh nêm chặt toàn người là người. Đã là cuối thu nhưng không khí trên xe rất nóng nực, dù tất cả cửa xe đều mở toang. Đi kèm với gió là khói xe và bụi.

 Đoạn từ Nhổn đến Cầu Diễn đường đầy ổ gà. Bụi đất, khói xe như hoả mù. Mấy chị em trên xe đều bịt khẩu trang kín mít. Xe có điều hoà, nhưng không thấy ai phàn nàn chuyện xe không bật điều hoà, đóng cửa lại cho đỡ bụi.

 Thấy tôi có ý phàn nàn, cô bạn ngồi cạnh kéo khăn che miệng ra nói nhỏ: “Anh đừng có dại phàn nàn mà ăn mắng đấy. Họ không bật điều hoà lâu rồi. Họ bảo tốn xăng, tốn dầu không ai bao cấp cho cả”. Bây giờ tôi mới để ý, hành khách đi xe buýt đều rất giống cô gái này, họ có vẻ rất “kiêng nể” nhà xe. Phụ xe bảo đứng đâu là họ đứng đó. Phụ xe bảo né chỗ này, tránh chỗ kia là họ làm y như vậy. Không thấy ai phàn nàn, cự nự. Rõ ràng họ mất tiền mua vé xe, mất tiền mua dịch vụ mà cứ như là đang phải “đi nhờ” người khác. Cánh phụ xe và lái xe thì chẳng bao giờ thấy cười, mặt lúc nào cũng khó đăm đăm.

 Xe đến một bến đỗ gần Cầu Diễn, một nhóm người đang đứng dưới bến thấy xe từ xa đã ùa ra. Ai nấy đều muốn tranh đến trước. Nhưng rồi họ nhanh chóng đứng khựng lại, nhìn theo xe mà lắc đầu, tiếc ngẩn ngơ. Xe đã bỏ bến. Nó phóng vọt qua, đến cách bến chừng 15-20m mới đỗ lại cho người trên xe xuống. Có lẽ lên được xe đã là một điều hạnh phúc nên dù khổ thế nào hành khách cũng phải chấp nhận. Xe buýt là loại dịch vụ vận tải hành khách công cộng, nhưng chứng kiến những cảnh như thế này, không ai nghĩ đó là một loại hình “dịch vụ” nữa!

 Nhà xe bức xúc

 Tôi đã mang những thắc mắc trên đến gặp tài xế xe buýt Nguyễn Thanh T. Anh trả lời không chút đắn đo: “Anh tưởng chúng tôi thích mở toang cửa xe thế này lắm à? Anh tưởng chỉ có hành khách là thích bật điều hoà mát rượi như phòng khách sạn à? Anh tưởng chúng tôi không sợ khói bụi? Nhưng bật điều hoà thì ai trả tiền dầu cho chúng tôi? Anh cứ tính đi, công ty khoán cho 90 lít dầu, nếu bật điều hoà, xe ngốn đến 110 lít. 20 lít kia ai chịu? Lái xe bỏ tiền túi ra chịu chứ ai? Đấy! Nếu anh là lái xe thì anh có dám bỏ tiền túi ra để phục vụ hành khách không?”. Còn về chuyện bỏ bến, anh T nói: “Xe đông như thế này, chúng tôi cho họ lên thì nhét vào đâu? Xe chạy có biểu đồ rồi”.

 Bớt vẻ bức xúc, rồi anh T quay sang phàn nàn về chuyện lương bổng. Anh cho biết, lái xe đã gần chục năm nay nhưng lương thì như que chẽ cứ mòn dần. Mỗi lượt chạy, anh chỉ được khoảng 20.000 đồng. Tổng thu nhập một tháng chưa đến 4 triệu đồng. Thỉnh thoảng có tăng được chút, nhưng không kịp với giá cả thị trường. Hơn nữa, tăng được khoản này lại giảm khoản kia. Cuối cùng vẫn giữ nguyên. Để khẳng định, anh T còn dặn: “Anh nên tìm các lái xe khác nữa, hỏi họ xem tôi nói có sai không”.

 Tôi đã mang câu hỏi này đến một số lái xe khác. Họ đều nói như vậy. Theo nhiều lái xe buýt, lương thấp, tắc đường, cúp phạt là những nguyên nhân chính khiến họ stress trong công việc. Một lái xe cho biết: “Trung bình một ngày chúng tôi phải chạy 7-8 chuyến. Đường đông, xe chật. Nắm tay lái là nắm trong tay sinh mạng bao nhiêu con người. Lại còn những áp lực từ phía công ty. Đường tắc xe chạy trễ, thiếu lượt cũng có thể bị lập biên bản. Tất nhiên không thể lấy lý do đó để bao biện cho việc chạy ẩu. Nhưng tôi cho rằng có điều gì đó bất ổn trong khâu quản lý”.

 Cũng với những lý do trên, nhưng cánh phụ xe còn có nhiều bức xúc khác. Một phụ xe tuyến 24 nói: “Xe có “chở gió” thì lương chúng tôi vẫn thế. Xe có len kín người thì lương chúng tôi vẫn thế. Cả lương lẫn phụ cấp, tất tần tật chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Anh bảo sống kiểu gì! Tôi ở Hà Nội, không phải mất tiền thuê nhà. Nhiều anh em ở tỉnh xa, còn mất tiền thuê nhà nữa thì anh bảo, sống thế nào được? Hành khách chỉ biết phàn nàn. Họ đâu có biết, chúng tôi cũng chịu bao nhiêu áp lực. Tắc đường, xe nhỡ lượt là bị lập biên bản”. Anh này cho biết, anh sẽ nghỉ việc bất cứ khi nào có cơ hội, tuy nhiên vì trước mắt anh vẫn còn làm ở đây nên vẫn xin được giấu tên để tránh bị “đì”.

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án