Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Berlin đã được bảo tồn như là thủ đô của nước Đức ngay sau khi thống nhất hai miền nước Đức vào năm 1990. Thành phố có gần 3,5 triệu dân. Vận tải công cộng ở Berlin đã phát triển rất tốt.

  Ở đây có 9 tuyến tàu điện ngầm, 15 tuyến đường sắt ngoại ô và chừng 150 tuyến xe bus, 28 tuyến tàu điện hoạt động ở phía Tây của Berlin. Rất nhiều xe bus hai tầng phục vụ một mạng lưới rộng khắp thành phố chừng 1917km. Mạng lưới vận tải công cộng được bổ sung bằng 371km các tuyến tàu điện 151 km đường sắt ngầm (U-Bahn) và 321 km đường sắt ngoại ô. Mạng lưới vận chuyển nhanh, thường gồm 2 hệ thống độc lập, U- Bahn và S- Bahn. Mục tiêu của chính sách vận tải tổng thể của thành phố là sẽ giảm việc sử dụng ô tô vì liên quan đến ô nhiễm môi trường đồng thời mở rộng sự lựa chọn các phương thức đã sẵn có

 Mạng lưới S- Bahn của Berlin: Có thể được coi như là tàu điện ngầm; chủ yếu vận tải nội đô (tổng chiều dài 327km trong đó 250km trong nội thành Berlin), nó độc lập với các dạng giao thông bánh sắt khác (cung cấp điện năng bằng ray thứ 3) và nó hoạt động dày đặc với 3- 4 phút mỗi chuyến dọc theo các tuyến trung tâm.

 Mạng lưới có thể chia thành 3 nhóm tuyến:

 - Stadtbahn: S3,S5,S7,S75, S9 phục vụ tuyến Đông -Tây xuyên qua trung tâm thành phố tất cả đều ngầm hoặc trên cao.

 - Nordsudbahn: S1, S2, S25, S26 hoạt động theo hướng BẮC-NAM xuyên qua thành phố bằng đường hầm.

 - Ringbahn: S41 (Theo chiều kim đồng hồ), S42 (Theo chiều ngược chiều kim đồng hồ) S45, S46, S47, S8, S9 chạy theo tuyến vòng tròn và các nhánh Đông Nam

 Mạng lưới U-Bahn Berlin :Tuyến U- Bahn đầu tiên khai trương năm 1902. Tuyến đầu tiên này chủ yếu chạy trên cao. Các năm tiếp theo mạng lưới phát triển dần về phía Tây (U2 tây) và các nhánh đã được xây dựng theo hướng Nam (U1 nam, U5 và U4). Tuyến ban đầu còn được mở rộng vào trung tâm thành phố (U2). Mạng lưới phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chạy dọc theo S- Bahn đến khi bức tường Berlin được xây dựng vào năm 1961, khi đó các dịch vụ đều bị tạm dừng. Sau khi bức tường được dỡ bỏ nó lại trở lại phục vụ một cách đầy đủ.

 Vào tháng 10/1998 một nhà ga mới Mendelssohn-Bartholdy-Park được thêm vào tuyến U2 để cải thiện việc đi lại tới vùng Potsdamer Platz mới. Sau một vài năm xây dựng một tuyến ngắn từ Vinetastrabe tới Pankow đã khai trương vào tháng 11/2000. Nhà ga mới nằm ngay dưới nhà ga S-Bahn. Hiện mạng lưới U-Bahn chừng 146km; tuyến U7 là dài nhất 32km và tuyến U4 là ngắn nhất 3km.

 Các dự án mở rộng U-Bahn và S-Bahn. Hiện tại tất cả các dự án mở rộng U-Bahn đang tạm dừng vì thiếu vốn. Thực ra vào tháng 10/2003 người ta đã thông báo rằng mạng lưới vận tải công cộng cần cắt giảm 113 nhân lực lao động tức khoảng 4.500 người vào năm 2007.

 Mặc dù các dự án mới là kém thuyết phục, khi quyết định tạm dừng được ban hành thì một vài dự án đã được đề xuất.

 Ở trung tâm thành phố xung quanh Richstag, các toà nhà mới của Chính phủ và một nhà ga đường sắt mới ở Lehrter Stadtbahnhof đang được xây dựng. Bởi vậy việc xây dựng đường vành đai phía tây mở rộng cũng đã được bắt đầu mặc dù không biết chắc chắn khi nào chúng được hoàn thành. Tương lai tuyến sẽ được nối với sân bay Tegei.

   Postdamer Platz, một nhà ga tương lai cho tuyến U3 sẽ kết hợp vào tổ hợp nhà ga mới cho đường sắt địa phương trong hầm Bắc - Nam mới.

  Đường S-Bahn đang được mở rộng từ Lichterfelde Sui tới Teltow Stadt (S25; 2.5km).

  Ngoài ra còn có kế hoạch đặt các tuyến mới từ Spandan tới Falkensee. Ga Ostkreuz là một trong các nút giao thông tần suất cao nhất trong mạng lưới vận tải công cộng ở Berlin . Chừng 140.000 người đến, đi và chuyển hướng mỗi ngày tại đây. Nó hiện đang được cải tạo và thiết kế lại.

 Trung tâm quản lý giao thông Berlin : Đầu năm 2003. Trung tâm quản lý giao thông Berlin (VMZ trong tiếng Đức) đã được đưa vào sử dụng để ghi và đánh giá tình hình giao thông ở Berlin . Đặc biệt mục đích là làm cho hợp nhất tất cả các đang giao thông vào một hệ thống quản lý giao thông thành phố hiệu quả. Việc hợp nhất bao gồm vận tải công cộng, vận tải cá nhân, vận tải thương mại. Dữ liệu thu được dùng để đưa ra các thông tin giao thông toàn diện và trợ giúp việc đưa ra quyết định quản lý giao thông công cộng ở Berlin tốt hơn. Xây dựng và vận hành trung tâm này hết 16 triệu EUR. Hơn 50 Webcam và hơn 200 cảm biến hồng ngoại được lắp đặt ở các địa điểm xung quanh thành phố.

  Chúng sẽ cung cấp dữ liệu cho máy tính trung tâm quản lý giao thông nơi điều khiển 22 màn hình điện tử ngoài trời và một mạng lưới các trung tâm dữ liệu

  Cơ sở hạ tầng của trung tâm quản lý giao thông là thuộc chính quyền thành phố nhưng một liên doanh Daimler Chrysler Service AG và Siemens AG sẽ vận hành VMZ Berlin trong vòng 10 năm. VMZ Berlin sẽ hoạt động như là một đối tác với các công ty vận tải Berlin , Beliner Verkehrsbetriebe (BVG) và S-BAHN Berlin GMBH. Daimler Chrysler Services đã cung cấp các webcam.

 Theo Urban Traffic Technology

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án