Cách đây khoảng 2 năm, Sở GTVT Hà Nội đã giao cho Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (TTQL&ĐHGTĐT) Hà Nội thực hiện thí điểm những chuyến xe buýt đầu tiên dành cho người khuyết tật.
Qua khảo sát, các cơ quan chức năng đã lựa chọn tuyến xe số 34 (Gia Lâm – Mỹ Đình) để thực hiện, nhưng chỉ hoạt động được một thời gian phương tiện trên tuyến thí điểm này phải dừng lại, giao thông cho người khuyết tật cũng theo đó mà tạm dừng. Đến nay TTQL và ĐHGTĐT Hà Nội chỉ thực hiện tiếp phần phát thẻ miễn phí đi xe buýt cho những người khuyết tật có khả năng tham gia giao thông công cộng, còn những người khuyết tật phải dùng xe lăn thì chưa tiếp cận được với phương tiện giao thông công cộng này. Vì sao lại có chuyện như vậy? Trong khi TP Hồ Chí Minh mặc dù triển khai thực hiện sau, nhưng lại thực hiện tốt chương trình này, là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất về phương tiện xe buýt, toàn bộ các xe đang hoạt động đều tuân thủ các điều kiện áp dụng cho xe chở khách, tuy nhiên do chủng loại đa dạng và nhiều hãng cung cấp.Các phương tiện chưa được thống nhất về những tiêu chí riêng cho xe buýt đô thị nói chung và xe phục vụ cho người khuyết tật nói riêng. Đa số các xe có sàn xe rất cao, không phù hợp với người khuyết tật. Muốn cải thiện để cho người khuyết tật và người già yếu sử dụng được thì phải thiết kế thêm cầu dẫn hoặc thiết bị hỗ trợ chuyên dùng. Bên cạnh đó, một số xe chiều rộng cửa khá hẹp (dưới 80cm) chưa thích hợp cho xe lăn lên xuống. Một số loại xe có cửa rộng nhưng lại vướng cột ở giữa nên muốn sử dụng được phải cải tạo. Một tồn tại nữa về phương tiện là hầu hết trên các xe đều không bố trí diện tích giành cho xe lăn, muốn có vị trí cho xe lăn phải tháo ghế và gia cố yếu tố an toàn. Thứ hai về hạ tầng vận tải hành khách công cộng thì hầu hết hệ thống điểm dừng, nhà chờ trên các tuyến xe buýt của Hà Nội chưa được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn và yêu cầu của giao thông tiếp cận mà hầu như tận dụng địa thế thực tế của từng vị trí để thiết kế xây dựng điểm dừng, nhà chờ. Độ cao của bờ ke chưa thích ứng với chiều cao của sàn xe để có thể lên xuống theo xe đồng mức hoặc khác mức chỉ một bậc (tiêu chuẩn là 35cm). Để có hệ thống hạ tầng thích hợp cho giao thông tiếp cận, với số lượng trên 1200 điểm dừng đỗ và trên 50 điểm đầu cuối cần tiến hành đầu tư cải tạo hệ thống này một cách đồng bộ với một lượng kinh phí đầu tư không nhỏ. Thứ ba là về cơ chế chính sách, đó là sự thiếu hụt các văn bản pháp quy và cơ chế khuyến khích trong việc mua sắm các phương tiện tiêu chuẩn và đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng vận tải công cộng phù hợp với yêu cầu của giao thông tiếp cận. Cuối cùng là về hệ thống thông tin tuyên truyền, thông tin cho hành khách hiện còn nhiều hạn chế. Hiện nay mới chỉ dừng ở mức phát hành được bản đồ mạng tuyến xe buýt phát miễn phí (từng đợt) cho hành khách, bố trí sơ đồ từng tuyến có tên trên điểm dừng, nhà chờ và dán trên xe buýt. Tuy nhiên, hệ thống thông tin chuyên biệt phục vụ cho người khuyết tật chưa được nghiên cứu, giới thiệu, chưa tạo được điều kiện tốt nhất cho hành khách, nhất là hệ thống thông tin hiện dành cho người khiếm thính, khiếm thị… Toàn bộ nội dung cải tạo hạ tầng và phương tiện tuyến xe buýt số 34 đã được đưa vào nội dung báo cáo Cục Đường bộ Việt Theo Báo Giao Thông Vận Tải |
|