Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

(Theo: Chinhphu.vn) - Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hà Nội đã phát triển nhiều tuyến buýt “phủ sóng” toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã; kết nối khu vực ngoại thành với trung tâm Thành phố. Điều này đã giúp người dân đi lại thuận tiện hơn và góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân vào nội đô.

Trước khi mở rộng địa giới hành chính, mạng tuyến buýt trên địa bàn TP. Hà Nội có 60 tuyến buýt (bao gồm 940 xe vận hành), địa bàn Hà Tây có 8 tuyến xe buýt (bao gồm 115 xe vận hành). Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, tính đến tháng 5/2018, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hà Nội đã phát triển lên trên 110 tuyến, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã tương ứng với 411/584 xã phường, đạt 70,4% độ bao phủ trên địa bàn Thành phố, kết nối cơ bản tới các khu đô thị, các cụm dân cư, bệnh viện, trường học và các cụm, khu công nghiệp.

Cùng với đó, việc điều chỉnh hợp lý lộ trình, mở rộng vùng phục vụ của các tuyến xe buýt nhằm kết nối các khu đô thị, khu tập trung đông dân cư, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học và các vùng chưa có buýt phục vụ… cũng luôn được Thành phố quan tâm triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Năm 2014, điều chỉnh mở rộng vùng phục vụ đối với 11 tuyến buýt nhằm phục vụ nhân dân các khu vực Xuân Giang (Sóc Sơn), Thị xã Sơn Tây… Năm 2015 mở rộng vùng phục vụ đối với 08 tuyến tới các khu vực như thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên), xã Hồng Vân (Thường Tín), tuyến số 20C qua khu vực đê Hồng Hà phục vụ nhân dân các xã thuộc huyện Đan Phượng, Phúc Thọ… Năm 2016, mở rộng vùng phục vụ, hợp lý hóa luồng tuyến đối với 14 tuyến và nhánh tuyến nhằm phục vụ nhân dân các xã Phúc Tú, Tân Dân (huyện Phú Xuyên), xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn), xã Thạch Đà, KCN Quang Minh (huyện Mê Linh)…
Liên tục trong 10 năm qua, hệ thống hạ tầng xe buýt luôn được thành phố Hà Nội quan tâm, đầu tư phát triển thông qua Đề án “Phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, hệ thống hạ tầng xe buýt thường xuyên được duy tu, duy trì cùng với đầu tư mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt. Tính đến tháng 4/2018, hạ tầng xe buýt gồm 3.123 điểm dừng, 365 nhà chờ, 05 điểm trung chuyển, 96 điểm đầu cuối, 12,9km đường dành riêng cho xe buýt…
Đặc biệt, đầu năm 2017, Hà Nội đã khai trương tuyến buýt nhanh - BRT đầu tiên từ Kim Mã đến Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông). Dù còn rất mới mẻ, song loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn văn minh, hiện đại này cũng cho thấy những tín hiệu tích cực khi đã làm thay đổi thói quen của người tham gia giao thông.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, điều tích cực nhất trong phát triển vận tải hành khách công cộng thời gian qua là việc mở mới các tuyến buýt ra ngoại thành và xóa “vùng trắng” xe buýt có trợ giá. Các tuyến đều tiếp cận được ngay với nhu cầu của hành khách.
Việc mở mới các tuyến buýt và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng xe buýt trong giai đoạn vừa qua đã góp phần hoàn thiện, tăng cường tính kết nối của toàn mạng buýt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực ngoại thành vào trung tâm Thành phố, từ đó giảm bớt áp lực phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội.
Tuy đạt nhiều thành tựu, song vận tải hành khách công cộng TP. Hà Nội cũng còn không ít hạn chế, bất cập. Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhận định, mạng lưới tuyến dù đã từng bước được điều chỉnh, hợp lý hóa và cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ, song chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân Thủ đô. Hiện, mới chỉ có loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thường và BRT, trong khi đường sắt đô thị vẫn đang trong quá trình xây dựng...
Do đó, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục cải thiện và mở rộng vùng phục vụ của mạng tuyến buýt theo hướng mở rộng vùng phục vụ tới các khu vực ngoại thành để đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân; tiếp tục đầu tư theo quy hoạch các hạng mục hạ tầng cơ bản gồm các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, các hành lang ưu tiên để định hình một kết cấu mạng lưới ổn định, có phân cấp mạch lạc và kết nối hiệu quả với các loại hình vận tải hành khách công cộng khác.
 

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Kế hoạch Tổ chức hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố Hà Nội phục vụ hành khách trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018 (30/01/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án