Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Ngày 14/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đánh giá kết quả sau 1 tháng triển khai thực hiện phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn TP và một số giải pháp khác.

Cùng dự có Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi. Tại cuộc họp, lãnh đạo TP Hà Nội nhấn mạnh: Những kết quả đã đạt được trong nỗ lực giảm ùn tắc và tai nạn giao thông thời gian qua là rất đáng phấn khởi. Song các sở, ngành, các địa phương cần phải quyết tâm hơn với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để thực sự trả lại lòng đường cho phương tiện giao thông và hè cho người đi bộ.

Một số tuyến đường Hà Nội thông thoáng hơn nhờ đổi giờ. Ảnh VnMedia

 

 

 

 

 

Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng cho biết: Hà Nội bắt đầu điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh từ ngày 1-2-2012. Ông Nguyễn Quốc Hùng-Giám đốc Sở GTVT cho biết: nhằm hạn chế ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và học tập của người dân từ việc điều chỉnh giờ giấc, đồng thời giảm ùn tắc, Sở đã chỉ đạo Tổng công ty Vận tải Hà Nội tăng khung giờ phục vụ cao điểm sáng của xe buýt thêm 1h (từ 6h30-8h30 thành 6h-9h), cao điểm chiều thêm 1h (từ 16h30-18h30 thành 16h30-19h30) đối với 17 tuyến có tần suất trên 10 phút/lượt trên các trục trọng yếu; tăng tần suất phục vụ và điều chỉnh giờ phục vụ của 6 tuyến xe buýt nhanh. Đồng thời tổ chức thêm 7 tuyến xe buýt nhanh; bố trí 5 tổ kiểm tra, giám sát, bảo đảm các tuyến buýt hoạt động thông suốt, thuận lợi nhất cho người dân; tổ chức phân luồng giao thông tại các trục đường và nút giao thông trọng điểm trong thời gian từ 6h-22h hàng ngày; tổ chức phân luồng cấm xe tải hoạt động ban ngày và xe taxi hoạt động trong giờ cao điểm trên một số nút và tuyến giao thông quan trọng như Láng Hạ, Tây Sơn, Chùa Bộc, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Lương Bằng; lắp đặt và đưa vào hoạt động các nút đèn tín hiệu giao thông… Sau 1 tháng triển khai, công tác bảo đảm trật tự ATGT đã có bước chuyển biến tích cực. Thống kê cho thấy, trên địa bàn 10 quận và 2 huyện Thanh Trì, Từ Liêm xảy ra 7 vụ tai nạn, làm chết 2 người và bị thương 9 người (giảm 1 vụ tai nạn và giảm 1 người chết so với cùng kỳ). Các điểm đen ùn tắc giao thông cũng như thời gian ùn tắc đều giảm đáng kể. Tuy nhiên, trên một số tuyến phố không có sự thay đổi nhiều và xuất hienẹ hiện tượng ùn tắc mới như nút DAEWOO (Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã), Trường Chinh-Tôn Thất Tùng, Lê Duẩn-Khâm Thiên, La Thành… do đây là những tuyến đường trục chính, thành phần tham gia giao thông chủ yếu là cán bộ, công chức, lao động tự do (nhóm không thuộc đối tượng điều chỉnh). Sở kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép tiếp tục thực hiện đồng bộ một số giải pháp nhằm giảm lưu lượng phương tiện qua nút như hạn chế phương tiện xe tải, xe chở khách du lịch, taxi trong một số khung giờ ban ngày hoặc giờ cao điểm; lắp đặt cầu vượt kết cấu nhẹ cho một số loại phương tiện nhằm tăng khả năng lưu thông qua nút; xem xét điều chỉnh một cách linh hoạt giờ học của học sinh, sinh viên tại các khu vực có mật độ cao như đường La Thành, Cầu Giấy, Ngã tư Sở, Lê Thanh Nghị-Giải Phóng…

Đánh giá cao nỗ lực của các sở, ngành, địa phương, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: toàn TP không được chủ quan trên cơ sở những kết quả ban đầu mà phải tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm giảm ùn tắc và taí nạn giao thông. Vẫn đang tồn tại một thực tế là ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém. Trên các tuyến phố Tôn Thất Tùng, Đê La Thành, Kim Mã, Chùa Bộc… vẫn còn ùn ứ trong giờ cao điểm. Xe tải, xe taxi vi phạm còn nhiều. Bên cạnh tuyên truyền, vận động cần áp dụng các biện pháp mạnh như cưỡng chế, xử phạt nặng. Các lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức tổng kiểm tra hoạt động taxi, xe tải. Việc phân làn, phân luồng phải tập trung theo hướng mở thêm các cặp đường một chiều, tăng cường rẽ phải. Sở GTVT nghiên cứu điều chỉnh tuyến, lượng xe và tần suất hoạt động của xe buýt nhằm vận chuyển được khách nhiều hơn mà tránh gây ùn tắc; Sở GTVT cùng các sở ngành liên quan đề xuất tăng phí dừng đỗ phương tiện, đặc biệt là với ô tô cá nhân. Đối với vấn đề "nóng" hiện nay là giao thông tĩnh, Sở GTVT cùng các quận huyện sớm nghiên cứu quy hoạch, bố trí điểm đỗ và có phương án quản lý chặt chẽ. Trước mắt xem xét, sử dụng một phần quỹ đất của các cơ quan, xí nghiệp đã di dời ra ngoại thành để làm bãi đỗ xe… 
 

 

            Theo hanoimoi.com.vn 

 

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án