Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Với mục tiêu hiện đại hóa hệ thống bán và kiểm soát vé cá nhân khi đi xe buýt, Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản trình UBND Thành phố xin chủ trương cho phép đầu tư xây dựng hệ thống vé xe buýt tự động (Q-Ticket)

Hệ thống vé tự động sẽ tích hợp với việc quản lý giám sát hành trình xe buýt (GPS) theo hình thức xã hội hóa. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến lên tới gần 271 tỷ đồng.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện nay đã có kế hoạch và bắt đầu triển khai xây dựng đường sắt đô thị nhưng phải đến năm 2030 mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng 8 tuyến đường tại thủ đô Hà Nội. Vì vậy, trong 5 năm tới, vận tải hành khách công cộng ở thủ đô vẫn chỉ dựa vào xe buýt.

 

Mặt khác, mỗi năm, ngân sách nhà nước phải trợ giá hàng nghìn tỷ đồng cho phương tiện vận tải hành khách công cộng. Trong khi đó, việc tổ chức bán vé, quản lý, điều hành và giám sát lại đang thực hiện bằng hình thức thủ công, bộc lộ nhiều hạn chế. 

 

Cụ thể, hình thức bán vé thủ công dễ gây thất thoát; vé in vừa tốn kém vừa dễ bị làm giả, quay vòng; dễ phát sinh tiêu cực, không kiểm soát chính xác lượng khách. Hệ thống phân phối bị hạn chế về thời gian, điểm bán, không thể phục vụ 24/24h... Việc quản lý, điều hành chủ yếu qua điện thoại; báo cáo thống kê thủ công nên hiệu quả thấp, tốn thời gian do hầu hết xe chưa trang bị hệ thống giám sát hành trình thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS.

 

Trước thực trạng đó, Sở Giao thông Hà Nội đề xuất đồng thời khẳng định việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống vé điện tử (Q-Ticket) và GPS cho cơ quan quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng sẽ đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế, giảm thất thoát, giảm chi phí cho khâu phát hành vé, giảm nhân lực soát vé trên xe buýt.

 

Dự án sẽ được chia thành hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đầu tư khoảng 69 tỷ đồng triển khai trên 17 tuyến. Giai đoạn hai gần 202 tỷ đồng để triển khai trên toàn mạng vận tải hành khách công cộng.

 

Dự kiến, nếu được chấp thuận về chủ trương, từ tháng 11/2011 đến tháng 1/2012, Sở GTVT Hà Nội sẽ lập dự án, trình thẩm định phê duyệt vào tháng 2/2012. Tiếp đó, từ tháng 2 đến tháng 8/2012 triển khai dự án, cuối năm 2012 sẽ thử nghiệm giai đoạn một và vận hành toàn hệ thống từ đầu năm 2013.

Theo Hanoi Portal

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án