Hanoi Public Transport Management Center - Hanoi bus - Hanoi map
Quan ly giao thong noi bo luon chon hncom la cong ty sửa chữa laptop hà nội uy tin hang dau viet nam

Tra cứu tuyến xe bản đồ
Thư góp ý
Hỗ trợ trực tuyến
SĐT : 1900.6836
Thăm dò ý kiến của bạn
Tin tức - Sự kiện

Theo phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải - Thủ đô Hà Nội đến 2020, hệ thống đường sắt đô thị sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống vận tải hành khách công cộng tốc độ cao, khối lượng lớn với 5 tuyến chính và một tuyến hỗ trợ.

Trong đó, một số tuyến quan trọng sẽ được làm ngầm để tránh ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị tại những khu vực trung tâm thành phố.

Xương sống của giao thông công cộng

Theo đánh giá mới nhất của Ban Dự án đường sắt đô thị HN, hệ thống đường sắt đô thị (ĐSĐT) của thủ đô trong tương lai sẽ là xương sống của giao thông công cộng Hà Nội. Ngoài vai trò chính là vận tải hành khách, hệ thống ĐSĐT còn có chức năng gắn kết với các khu đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại – dịch vụ - du lịch, trường học, đồng thời gắn kết với nhau hình thành mạng lưới bao quát các khu vực đô thị quan trọng của HN.

Mạng lưới ĐSĐT của Hà Nội đến 2020 sẽ gồm 5 tuyến chính và 1 tuyến phụ sau: Tuyến 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên, Như Quỳnh) có chiều dài khoảng 38,7km, phục vụ các khu vực ngoài thành phía đông bắc và phía nam Hà Nội đi qua khu vực trung tâm TP.

Tuyến 2 (Nội Bài – trung tâm TP – Thượng  Đình) dài khoảng 35,2km là xương sống cho khu vực đô thị hiện đại và tương lai. Tuyến này sẽ nối sân bay Nội Bài với khu đô thị mới Đông Anh, Từ Liêm, khu phố cổ, đi dọc quốc lộ 6 và tới Thượng Đình. Kết nối với tuyến số 2 có tuyến 2A (Cát Linh – Hà Đông) với chiều dài 14km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến này tới Xuân Mai.

 


Sơ đồ quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội

 

 

Tuyến số 3 (Nhổn – Ga HN – Hoàng Mai) có chiều dài 21km, nối khu vực phía tây với trung tâm TP và phía nam TP. Trong đó đoạn tuyến từ Nhổn đến ga HN hiện đang được chuẩn bị xây dựng theo dự án của TP.

Tuyến số 4 có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5, đa dạng hóa nhu cầu giao thông, gắn kết với các dự án phát triển đô thị. Chiều dài của tuyến này khoảng 53km, trước mắt sẽ xây dựng tuyến này thành tuyến buýt nhanh.

Tuyến cuối cùng là tuyến số 5 (nam Hồ Tây, Ngọc Khánh, Láng – Hòa Lạc), có chức năng kết nối trung tâm TP với các khu đô thị dọc theo hành lang Láng – Hòa Lạc với chiều dài khoảng 34,5km.

Theo tính toán, khi hoàn tất 6 tuyến này, hệ thống ĐSĐT có thể phục vụ tới 2,6 triệu lượng khách/ngày với cự ly trung bình 7,8km/hành khách/lượt.

Hiện nay, Hà Nội đã quyết định ưu tiên triển khai tuyến số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội) để phục vụ đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công việc GPMB tại điểm đầu (với diện tích 16ha tại 2 xã Minh Khai và Tây Tựu, huyện Từ Liêm) đã xong và tháng 9.2010 có thể bắt đầu xây dựng depot và đến 2015 sẽ hoàn tất toàn tuyến.
 
Tuyến này được xác định có 8,44km trên cao và 3,6km đi ngầm gồm 12 ga với tổng vốn đầu tư là 780 triệu euro. Tuyến số 2 cũng sẽ có 14km đi ngầm dưới đất với tổng vốn đầu tư cả hai giai đoạn là 1,9 tỉ USD, thời gian hoàn thành là 2016.

Theo quan điểm của một quan chức Ban Dự án đường sắt đô thị (đơn vị được giao thực hiện tuyến 3), việc đi ngầm tuyến tàu điện này với độ sâu trung bình từ 18 – 23m là phương pháp tối ưu đối với một TP đang trên đà phát triển như Hà Nội với một số tác dụng tích cực như: Bảo đảm cảnh quan đô thị, không ảnh hưởng tới công trình kiến trúc, hạn chế GPMB trong quá trình thực hiện.
 
Tuy nhiên, cũng theo quan chức này, việc xây dựng hệ thống ngầm không chỉ dành cho tàu điện mà bên cạnh đó phải phát triển cả một không gian ngầm cho người sử dụng với các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí... ngầm.
 
Muốn vậy, đòi hỏi tất yếu là phải tái cấu trúc lại không gian đô thị của Hà Nội, thậm chí lớn hơn là phải tổ chức, sắp xếp lại xã hội, tạo ra một nếp sống đô thị mới cho cộng đồng dân cư đô thị. Việc này tuy khó, đòi hỏi chi phí khổng lồ, nhưng khi đã thực hiện được sẽ có lợi ích vô cùng lớn và lâu dài. Và quan trọng hơn cả, Hà Nội muốn giữ lại những kiến trúc không gian phố cổ thì việc đầu tư cho hệ thống tàu điện ngầm là điều tất yếu.

theo bao Laodong.

 

 

 

 

Các tin khác :
  • Mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 (15/09/2021)
  • Bộ Y tế khuyến cáo (05/05/2021)
  • Mở thêm 04 tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (Khí nén CNG) (18/12/2019)
  • Chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên công đoàn (23/07/2019)
  • Xe buýt vẫn là phương tiện công cộng chủ đạo (24/06/2019)
  • Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hà Nội ký sổ và tặng hoa chúc mừng nhân dịp Tân Nhật hoàng đăng quang (05/06/2019)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhiên liệu sạch CNG đầu tiên (01/08/2018)
  • Xe buýt kết nối nội-ngoại thành: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân (30/07/2018)
  • Hà Nội khai trương tuyến xe buýt hai tầng Hanoi city tour (04/06/2018)
  • Xe buýt nhanh BRT đang dần phát huy hiệu quả (10/02/2018)
  • Video Clip

     

     

    Đối tác dự án